}
Chào mừng bạn đến với Trung tâm dạy tiếng Nga Bạch Dương - Giảng dạy tiếng Nga giao tiếp cho người mới bắt đầu, dạy kèm trực tiếp tại nhà học viên trong nội thành Hà Nội - Добро пожаловать в pусский учебный центр в Ханое

Saturday, November 29, 2014

Tính động từ trong tiếng Nga

Trong tiếng Nga người ta phân biệt tính động từ chủ động và tính động từ bị động

1.Tính động từ chủ động : được dùng khi danh từ mà nó bổ nghĩa là chủ thể hành động :

Ученик, прочитавший книгу, сделал о ней интересное сообшение в классе.
“Cậu học sinh người mà đọc hết cuốn sách đó đã làm thông báo rất hay về cuốn sách đó trên lớp.” Trong câu này “cậu học sinh” là chủ thể hành động”.

Tính động từ chủ động được cấu tạo từ tất cả các động từ (cập vật và bất cập vật)

Tính động từ chủ động có hai hình thái đầy đủ.

2.Tính động từ bị động được dùng khi mà danh từ nó bổ nghĩa là đối tượng bị tác động của hành động :

Книга, прочитанная учеником, заинтересовала всех слушателей.
“Cuốn sách mà cậu học sinh đã đọc xong làm tất cả người nghe thích thú.”

Danh từ “cuốn sách” không phải là chủ thể hành động, nó chịu sự tác động của chủ thể khác, trong trường hợp này là cậu học sinh.

Tính động từ bị động chỉ được cấu tạo từ động từ cập vật, tức là những động từ chỉ hành động hướng tới đối tượng.

Tính động từ bị động có cả hình thái đầy đủ lẫn hình thái rút gọn.

Hình thái đầy đủ của tính động từ bị động :

Прочитанная книга “cuốn sách đã được đọc xong”, выполненный план “kế hoạch đã được hoàn thành”.

Hình thái rút gọn :
Tính động từ dạng rút gọn có thể làm vị ngữ trong câu (giống như tính từ ở dạng rút gọn); nó chỉ phù hợp với danh từ về giống và số :
письмо написано.“bức thư đã được viết xong”, доклад написан “bản báo cáo đã được viết xong”, статья написана“bài báo đã được viết xong”

Wednesday, November 19, 2014

Từ vựng tiếng Nga qua các chủ điểm

1. Học tiếng Nga qua màu sắc

2. Học tiếng Nga qua hình ảnh các đồ dùng văn phòng



3. Học tiếng Nga qua các bộ phận cơ thể người

Hình ảnh: từ vựng về cơ thể người

Wednesday, November 12, 2014

Bài hát " ДВА БЕРЕГА - ĐÔI BỜ"

Bài hát được nhiều người Việt nam yêu thích và biết đến với lời Việt của tác giả Vương Thịnh. Ông thành công trong việc chuyển thể sang tiếng Việt hai bài để đời đó là “Chiều ngoại ô Matxcơva” và “Đôi bờ”. Trong nhiều cuốn sách và blog hay viết soạn lời Việt là Trung Kiên, nhưng thực ra đó chính là dịch giả Vương Thịnh. Lời bài hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” thì nghe rất sát với nghĩa trong lời Nga từ đoạn đầu tới đoạn cuối. Nhưng trong bài “Đôi bờ” thì nội dung tiếng Nga hầu như hơi khác một chút, dù nghe lời Việt rất hay cảm kích lòng người. Tôi xin mạn phép lược dịch nội dung lời bài hát theo tiếng Nga, như trong tất cả các bài hát tôi thường dịch, để các bạn hiểu rõ nội dung hơn. Nhiều người nói rằng chỉ cần nghe nhạc theo giai điệu là đủ, nhưng theo tôi mình cần biết nội dung bài hát nữa mới coi là đủ. Nếu đọc kỹ lời Nga và xem lời bài hát tiếng Việt từng đoạn sẽ thấy: Ngay từ tên bài hát nếu dùng từ “Два” nghĩa là “Hai” chỉ có tác giả muốn lái theo ý của mình thành đôi, chứ tiếng Nga từ đôi phải là “Пара” nghĩa là tên bài hát đúng nghĩa phải là “Hai bờ”. Lời thứ nhất: Hai câu đầu tiên nghĩa tiếng Nga cũng khác: Đêm qua với những trận mưa cỏ chìm trong sương, mọi người nói rằng em hạnh phúc, chứ đâu phải “cây cỏ hoang như nói nên lời…”
Sang đoạn thứ 2:  “Những chú vịt sánh đôi, như ngọn sóng nhấp nhô 

Các thiếu nữ đều cùng bạn trai, em chỉ có một mình”. Nhưng dịch giả viết: “Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng”.Chim thiên nga ở đâu ra mà nhiều thế, 7 năm học trên đất Liên Xô tôi chỉ thấy những chú thiên nga trong sở thú, với những chú thiên nga ở trong những hồ rộng hàng chục héc ta chứ mấy khi thấy trên sông.

Sang đoạn thứ 3: Nghe thì rất hay nhiều người viết cảm xúc về bài hát “Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời”, các bạn thử nhìn kỹ trong bản tiếng Nga xem có thấy bóng em dài soi trên sông chỗ nào chỉ dùm tôi với! 


https://www.youtube.com/channel/UCRGkD3kDg-o-u8h5dVrl7Uw

ДВА БЕРЕГА - ĐÔI BỜ 

Lời - Поженян Г.Nhạc - Эшпай А.

 Ночь была с ливнями, и трава в росе

Про меня счастливая говорили все
И сама я верила сердцу вопреки
Мы с тобой два берега у одной реки
Đêm qua với những trận mưa rào, cỏ cây chìm trong sương  
Mọi người nói rằng em hạnh phúc
Mặc kệ, riêng em vẫn tin tưởng vào con tim
Rằng chúng mình là hai bờ một dòng sông

Kết quả hình ảnh cho trung tâm dạy tiếng nga bạch dương
Утки все парами, как с волной волна
Все девчата с парнями, только я одна
И сама я верила сердцу вопреки
Мы с тобой два берега у одной реки
Những chú vịt sánh đôi, như ngọn sóng nhấp nhô 
Các thiếu nữ đều cùng bạn trai, em chỉ có một mình
Mặc kệ, riêng em vẫn tin tưởng vào con tim
Rằng chúng mình là hai bờ một dòng sông

Ночь была бы рассвет словно тень крыла
У меня другого нет, я тебя ждала
Все ждала и верила сердцу вопреки
Мы с тобой два берега у одной реки
Đêm dần qua, bóng đen như che hết bình minh
Em không có ai, em chỉ đợi anh thôi
Mặc kệ, em cứ đợi và tin tưởng vào con tim
Rằng chúng mình là hai bờ một dòng sông

TP. Hồ Chí Minh 21.09.2011
Minh Nguyệt dịch 

ДВА БЕРЕГА - ĐÔI BỜ

Lời Việt : Vương Thịnh

Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới 
Cây cỏ hoang như nói lên lời, em hạnh phúc nhất đời 
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, giữa tình đôi lứa ta 
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa. 

Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng 
Bên dòng sông, vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng 
Mình em đứng ngóng trông anh, với niềm tin thiết tha 
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa. 

Đêm dần qua, ánh ban mai đang lan tràn dâng tới 
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời 
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha 
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa. 

Một trong những ca sĩ trình bày đầu tiên đó là Maya Kristalinskaya



10 bí mật chưa biết về phim hoạt hình 'Hãy đợi đấy'

1. Hãy đợi đấy! lần đầu tiên được ra mắt công chúng vào ngày đầu năm mới 01/01/1969 như đánh dấu sự ra đời của một series hoạt hình mang sứ mạng 'đối trọng' với đế chế hoạt hình Walt Disney của phương Tây. Việc sản xuất series này đã được chỉ đạo chứ không phải là ngẫu nhiên.
Kết quả hình ảnh cho hãy đợi đấy

https://www.youtube.com/channel/UCRGkD3kDg-o-u8h5dVrl7Uw
2. Tại sao lại là Sói và Thỏ chứ không phải là một nhân vật hay cặp đôi nào khác? Các nhà làm phim sau khi cân nhắc đã chọn cốt truyện dựa trên cuộc rượt đuổi bất tận giữa ‘cái thiện’ và ‘cái ác’. 

Hai nhân vật gần gũi nhất về mặt tâm lý và hợp nhất về chất dân gian các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết thời bấy giờ chính là Sói và Thỏ.
3. Ít ai biết rằng đạo diễn Vyacheslav Kotenochkin không phải là cha đẻ của Hãy đợi đấy!. Tập đầu tiên của series này được ra mắt năm 1969 vốn nằm trong tuyển tập Merry Go Round được đạo diễn bởi Gennady Sokolsky, nhưng tập này quá khô cứng do vậy chưa chiếm được nhiều cảm tình của công chúng. 

Việc sản xuất một bộ phim với nhân vật khác tốt hơn dường như là không thể vì số tiền đầu tư cho Hãy đợi đấy! là không nhỏ, và bản thân Gennady cũng từ chối thay đổi hình tượng nhân vật. 

Chính vì vậy, chẳng mấy đạo diễn mặn mà với series được coi là ‘khó nhằn’ này, và chỉ có Vyacheslav là đồng ý vì ông có linh cảm tốt về bộ phim.
Kết quả hình ảnh cho phim hãy đợi đấy\

4. Vladimir Vysotsky khi được mời lồng tiếng cho Sói đã rất nhiệt tình đồng ý và xông xáo viết ngay một ca khúc dành riêng cho Sói: Song about a Friend

Bài hát này đã được nhóm sản xuất sử dụng một đoạn huýt sáo trong cá khúc này trong phần đầu tiên của cả series khi Sói đu dây lên chỗ Thỏ, dù cuối cùng Vladimir cũng không được chọn làm người lồng tiếng với lý do chính trị.
5. Người hùng của Hãy đợi đấy! là Anatoly Papanov, một diễn viên rất nổi tiếng và có sức ảnh hưởng thời Liên Xô cũ. 

Ông đã đứng ra ‘nói khéo’ để bộ phim được tiếp tục vì gia đình ông rất thích nó. Chính ông cũng là người đứng ra lồng tiếng cho nhân vật Sói.

6. Những năm 90, khi bức màn sắt của cuộc Chiến tranh lạnh được gỡ bỏ cũng là lúc cả khán giả Liên xô và Châu Âu đều nhận ra những điểm giống nhau giữa Hãy đợi đấy! và Tom & Jerry hay Wile E. Coyote and the Road Runner

Có nhiều quan điểm trái chiều về việc này. Nhiều nhà phê bình điện ảnh đánh giá đây như một phiên bản nghèo nàn và lạc hậu của Tom & Jerry, nhưng cũng có một số không ít cho rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa cách xây dựng tính cách nhân vật cũng như sự lồng ghép các yếu tố văn hóa và xã hội ở series này vượt trội hơn hẳn. 

Cuối cùng, trong một buổi phỏng vấn, Vyachaslav Kotyonochkin cũng thú nhận rằng ông đã học hỏi cách làm phim hoạt hình của Disney từ những tư liệu được tuồn vào từ Đức ngay sau Thế chiến II, cụ thể là Bambi và ông chưa từng xem một tập Tom & Jerry nào cho đến năm 1987.
Kết quả hình ảnh cho phim hãy đợi đấy\
7. Sau khi ra mắt, Hãy đợi đấy! đạt được những thành công vang dội ngoài sức tưởng tượng. Đạo diễn Vyacheslav từng không ít lần thổ lộ ý định ngưng sản xuất thêm những tập tiếp theo nhưng dưới áp lực của những người hâm mộ, ông lại tặc lưỡi 'Ну, погоди! - Hãy đợi đấy!

8. Nhân vật ca sỹ cáo trong tập 15 được xây dựng từ hình tượng nữ danh ca Alla Pugacheva, người hát bản tình ca bất hủ Triệu đóa hồng

Bài hát Thỏ song ca cùng Sói thế chân ca sỹ cáo trong lúc bị rượt đuổi cũng hát một ca khúc nổi tiếng của bà: Iceberg.
9. Có lẽ rất ít người biết đến ba tập phim ‘bí mật’ được công chiếu năm 1981. Ba tập phim dài khoảng 10 phút này không có mặt trong bất kỳ một ấn bản nào được phát hành từ trước tới nay mà chỉ thi thoảng được chiếu xen kẽ giữa các tập phim hoạt hình. 


Nếu bạn muốn xem, không cách nào khác là tìm kiếm trên các trang xem video clip trực tuyến.

10. Cách đây không lâu, người ta đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về tác động của hai bộ phim nổi tiếng Hãy đợi đấy! và Nàng Bạch Tuyết lên trẻ em tại Nga. 

Thật bất ngờ, trẻ em bị kích động bởi Nàng Bạch Tuyết hơn là một bộ phim mang nhiều cảnh hành động như Hãy đợi đấy!

Nghiên cứu này cũng cho thấy, khi xem Hãy đợi đấy!, trẻ em thường có xu hướng thương Sói vì theo chúng, trong quá trình rượt đuổi, Thỏ làm Sói bị thương rất nhiều lần.


https://www.youtube.com/channel/UCRGkD3kDg-o-u8h5dVrl7Uw

Thursday, November 6, 2014

Bài hát " УРАЛЬСКАЯ РЯБИНУШКА - CÂY THÙY DƯƠNG"



УРАЛЬСКАЯ РЯБИНУШКА- CÂY THÙY DƯƠNG ЛЮДМИЛА ЗЫКИНА”
Автор текста: Пилипенко М., композитор: Родыгин Е. 

Вечер тихой песнею над рекой плывет,
Дальними зарницами светится завод,
Где-то поезд катится точками огня,
Где-то под рябинушкой парни ждут меня.

Ой, рябина кудрявая, белые цветы,
Ой, рябина, рябинушка, что взгрустнула ты.

Лишь гудки певучие смолкнут над водой,
Я иду к рябинушке тропкою крутой.
Треплет под кудрявою ветер без конца
Справа кудри токаря, слева - кузнеца.

Ой, рябина кудрявая, белые цветы,
Ой, рябина, рябинушка, что взгрустнула ты.

Днём в цеху короткие встречи горячи,
А сойдемся вечером - сядем и молчим.
Смотрят звёзды летние молча на парней,
И не скажут ясные, кто из них милей.

Ой, рябина кудрявая, белые цветы,
Ой, рябина, рябинушка, что взгрустнула ты.

Кто из них желаннее, руку сжать кому,
Сердцем растревоженным так и не пойму.
Оба парня смелые, оба хороши,
Милая рябинушка, сердцу подскажи.

Ой, рябина, рябинушка, оба хороши
Ой, рябина, рябинушка, сердцу подскажи. 

 
 УРАЛЬСКАЯ РЯБИНУШКА- CÂY THÙY DƯƠNG 
Chiều dần buông màu tím
Vẳng bên sông lời hát êm đềm
Hoà với tiếng đàn đêm
Trập trùng bay về xa phía chân trời
Cất tiếng hát bước chân đi
Cùng ngồi bên hàng thuỳ dương mờ in bóng
Nhìn bầu trời sao lấp lánh
Nói với nhau lời nói tâm tình

Nhìn mấy cánh hoa trắng rơi
Lòng ngập ngừng nghe trái tim bồi hồi
Này cành thùy dương yêu mến
Biết chăng em vì cớ sao buồn.

Này cành thùy dương yêu mến
Biết chăng em vì cớ sao buồn. 

 



Copyright 2010© by Bạch Dương Không chỉ là ngôn ngữ, đó còn là một nền văn hóa

HOME | KHÓA HỌC | NGỮ PHÁP | BÀI HÁT NGA | KHÔNG GIAN NGA |