}
Chào mừng bạn đến với Trung tâm dạy tiếng Nga Bạch Dương - Giảng dạy tiếng Nga giao tiếp cho người mới bắt đầu, dạy kèm trực tiếp tại nhà học viên trong nội thành Hà Nội - Добро пожаловать в pусский учебный центр в Ханое

Tuesday, January 20, 2015

Thức mệnh lệnh của động từ trong tiếng Nga

Cách dùng :

1. Thức mệnh lệnh biểu đạt yêu cầu, mệnh lệnh của người nói hoặc sai khiến người khác thực hiện hành động :

Читайте по русский. (Hãy đọc bằng tiếng Nga.)
Оденьтесь теплее - сегодня холодно.(Hãy mặc ấm hơn đi, hôm nay trời lạnh.)
Сделайте эту работу быстро.(Hãy làm việc này nhanh lên.)

2. Hình thái ngôi thứ 2 số ít thức mệnh lệnh còn có thể được dùng để biểu thị điều kiện như thức giả định.


Trong trường hợp này động từ không biến đổi theo ngôi và số.
Ví dụ :
Прочитай я (ты, он, она, они...) эту статью, вопрос был бы ясен.
Nếu như tôi (bạn, anh ấy, cô ấy, họ...) đọc bài báo này thì vấn đề này sẽ rõ.

3. Để biểu thị yêu cầu, đề nghị thông qua một trung gian, người ta sử dụng hình thái ngôi thứ 3 thời hiện tại hoặc thời tương lai đơn giản với tiểu từ "пусть":

Пусть студенты принесут на занятие словари. (Hãy để học sinh đem từ điển đến lớp học.)
Пусть читает Петров. (Hãy để Peterоv đọc.)

Trong hội thoại người ta sử dụng tiểu từ "пускай"

Пускай это сделает Коля.(Hãy để Kolia làm việc này.)

Trong văn phong trang trọng người ta sử dụng tiểu từ "да":
Да сбудится наши желания!(mong sao nguyện vọng của chúng ta sẽ thành hiện thực!)

4. Để yêu cầu người khác hành động mà bản thân người đó cũng tham gia thực hiện hành động đó người ta sử dụng hình thái ngôi thứ I số nhiều với ngữ điệu mời đặc biệt :

Поедем, Маша, домой ! (Cùng đi về nhà nào Masa!)

Trong hội thoại người ta sử dụng rộng rãi hình thái này của thức mệnh lệnh với động từ "давай" .Để biểu thị sự lịch thiệp trong hội thoại người ta thêm vào hình thái này tiểu từ "-те"

Давай сделаем эту работу быстрее ! ( Hãy làm việc này nhanh hơn nữa!)
Будемте друзями ! (Hãy làm bạn nhé!)

Khi nói với nhóm đông người người ta không sử dụng tiểu từ này :

Рассмотрим следующие вопросы! (Hãy xem kĩ vấn đề tiếp theo!)

5. Để biểu đạt mệnh lệnh mang sắc thái gay gắt , lời kêu gọi, người ta sử dụng dạng nguyên thể của động từ với ngữ điệu mệnh lệnh đặc biệt :

Не разговаривать ! Không nói chuyện nữa !
Убрать урожай без потерь ! (Hãy thu hoạch vụ mùa mà không được có tổn thất nào.)

Thursday, January 15, 2015

Trạng động từ - деепричастие

Trạng động từ - là từ loại đặc biệt có đặc điểm của của động từ và trạng từ. Từ loại này tạo ra mối quan hệ giữa các hành động trong câu, trong đó 1 hành động là chính (được thể hiện bằng động từ vị ngữ), hành động còn lại là phụ (được thể hiện bằng trạng động từ).
Screen Shot 2015-02-05 at 17.56.50
Phân loại trạng động từ:
  1. Trạng động từ chưa hoàn thành thể
  2. Trạng động từ hoàn thành thể.
I – TRẠNG ĐỘNG TỪ CHƯA HOÀN THÀNH THỂ
          1. CẤU TẠO: Động từ chia ngôi ОНИ ở thì hiện tại. Bỏ đuôi -УТ/-ЮТ/-АТ/-ЯТ và thêm các đuôi tương ứng. Xem bảng bên dưới:
Screen Shot 2015-02-05 at 18.22.43
Tuy nhiên, có 1 số động từ KHÔNG SỬ DỤNG hoặc KHÔNG BIẾN ĐỔI sang trạng động từ:
Screen Shot 2015-02-05 at 18.36.14
          2. CÁCH SỬ DỤNG
     Chủ thể thực hiên hành động phụ TRÙNG VỚI chủ thể thực hiện hành động chính, HOẶC câu nói chung chung.
Когда заниматься в читальном зале, нужно хранить молчание. =занимаясь в читальном зале, нужно хранить молчание.
     Trạng động từ và các từ phụ thuộc đi kèm được gọi là đoạn trạng động từ.
Ví dụ: читая: trạng động từ
          читая книгу: đoạn trạng động từ
     Đoạn trạng động từ có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu – giữa chúng được ngăn cách bởi dấu phẩy.
      Trạng động từ chưa hoàn thành thể chỉ hành động xảy ra đồng thời với hành động chính. Phụ thuộc vào thể động từ của vế chính mà trang động từ chưa hoàn thành thể thể hiện:
Screen Shot 2015-02-07 at 01.36.03
II – TRẠNG ĐỘNG TỪ HOÀN THÀNH THỂ
          1. CẤU TẠO: Động từ hoàn thành thể chia ở quá khứ ngôi ОН, bỏ -Л và tuy theo tận cùng của thân động từ mà thêm các đuôi sau đây:
Screen Shot 2015-02-06 at 01.49.53
          2. CÁCH SỬ DỤNG: Tương tự như trạng động từ chưa hoàn thành thể, chủ thể thực hiên hành động phụ TRÙNG VỚI chủ thể thực hiện hành động chính.
      Trạng động từ hoàn thành thể chỉ hành động:
Screen Shot 2015-02-07 at 01.34.34III – Ý NGHĨA CỦA TRẠNG ĐỘNG TỪ TRONG CÂU:
         Trang động từ có thể chỉ:
  • Hoàn cảnh hành động xảy ra, câu hỏi как?
          Они обедали молча. – Как они обедали?
  • Thời gian thực hiên hành động, câu hỏi когда?
          Написав письмо, она пошла на почту. = Когда она написала письмо, она пошла на почту. – Когда она пошла на почту?
  • Nguyên nhân thực hiện hành động chính, câu hỏi почему?
          Зная характер отца, Лена не сказала ему, что не сдала экзамен. = так так Лена знала характер отца, она не сказала ему, что не сдала экзамен = Лена не сказала отцу, что не сдала экзамен, потому что знала характер отца. – Почему Лена не сказала ему, что не сдала экзамен?
  • Điều kiện thực hiện hành động chính, câu hỏi при каком условии?
          Не подготовившись как следует, я не смогу пойти сдавать экзамены. = Если я не подготовлюсь как следует, я не смогу пойти сдавать экзамены. –При каком условии я не смогу пойти сдавать экзамены?
  • Nhượng bộ:
         Понимая все трудности будущей работы, коллектив лаборатории решил начать эксперименты. = несмотря на то что коллектив лаборатории понимал трудности будущей работы, он решил начать эксперименты.
Copyright 2010© by Bạch Dương Không chỉ là ngôn ngữ, đó còn là một nền văn hóa

HOME | KHÓA HỌC | NGỮ PHÁP | BÀI HÁT NGA | KHÔNG GIAN NGA |