}
Chào mừng bạn đến với Trung tâm dạy tiếng Nga Bạch Dương - Giảng dạy tiếng Nga giao tiếp cho người mới bắt đầu, dạy kèm trực tiếp tại nhà học viên trong nội thành Hà Nội - Добро пожаловать в pусский учебный центр в Ханое

Friday, February 13, 2015

Tính động từ - причастие

Tính động từ: là từ loại mang đặc điểm của cả động từ và tính từ, bổ nghĩa cho danh từ trong câu.
Screen Shot 2015-02-03 at 16.18.33

Phân loại tính động từ:
  • Tính động từ chủ động hiện tại
  • Tính động từ chủ động quá khứ
  • Tính động từ bị động hiện tại
  • Tính động từ bị động quá khứ
Tính động từ gồm 2 loại: đầy đủ và ngắn đuôi. 
- Dạng đầy đủ có cả 4 loại tính động từ (tính động từ chủ động hiện tại, chủ động quá khứ, bị động hiện tại, bị động quá khứ)
- Dạng ngắn đuôi chỉ có loại tính động từ bị động quá khứ.
Screen Shot 2015-02-03 at 16.55.12
* Cách sử dụng:
  • Chủ yếu được sử dụng trong văn phong sách vở, khoa học và văn bản hành chính.
  • Tính động từ được sử dụng như 1 tính từ. Giống, số, cách của tính động từ phụ thuộc vào giống, số cách của danh từ mà nó bổ nghĩa.
  • Thay thế cho liên từ который (khi который đóng vai trò là chủ ngữ hoặc bổ ngữ cách 4 trực tiếp không giới từ)
I – Tính động từ chủ động
          1. Chủ động hiện tại
Hình 3
          2. Chủ động quá khứ
Hình 4
II- Tính động từ bị động
  • Chỉ cấu tạo từ ngoại động từ đòi hỏi cách 4 không giới từ.
Screen Shot 2015-02-03 at 23.43.18
          1. Bị động hiện tại
Screen Shot 2015-02-04 at 00.22.46
- Một số nội động từ được cấu tạo thành tính động từ bị động hiện tại:
руководить – руководимый
командовать – командуемый
управлять – управляемый
заведовать – заведуемый
 2. Bị động quá khứ
Screen Shot 2015-02-04 at 00.45.20
Внимание:
  • Những động từ chia theo nhóm II (-у/ю, -ишь, -ит, …, ат/ят) có các phụ âm «б, п, м, в, з, с, д, т, ст» đứng trước –ИТЬ/ -ЕТЬ khi cấu tạo tính động từ có hiện tượng biến âm như sau:
Screen Shot 2015-02-04 at 01.08.38
  • Một số động từ được cấu tạo thành tính động từ bị động bằng cách thêm :
Screen Shot 2015-02-04 at 15.34.48
  • Сác trường hợp đặc biệt:
Привести – приведённый
Узнать – узнанный
Изгнать – изгнанный
Изобрести – изобретенный
Выбрать – выбранный
Дать – данный
  • Брать, знать và гнать KHÔNG bao giờ cấu tạo tính động từ quá khứ bị động.
  • Слышать – слышанный сòn слушать KHÔNG cấu tạo tính động từ quá khứ bị động.
  • Видеть – виденный сòn смотреть KHÔNG cấu tạo tính động từ quá khứ bị động.
  • Động từ достигнуть, свергнуть (nội động từ) được cấu tạo tính động từ bị động quá khứ -> достигнутый, свергнутый
*** Cấu tạo dạng ngắn đuôi của tính động từ bị động quá khứ:
Screen Shot 2015-02-04 at 16.29.07
III – Vị trí và chức năng của tính động từ trong câu:
  • Tính động từ có thể đứng trước hoặc sau danh từ mà chúng bổ nghĩa.
  1. Tính động từ thường đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa khi không có thành phần bổ nghĩa kèm theo nó hoặc có nhưng chỉ 1-2 từ.
           – Девочка взяла спящего котёнка.
           – Лежащие на письменном столе учебники надо отнести в библиотеку.
  1. Tính động từ đứng sau danh từ thì giữa chúng được ngăn cách bởi dấu phẩy.
           – Студенты, не получившие студенческие билеты, должны зайти в деканат.
  • Vai trò của tính động từ trong câu:
Screen Shot 2015-02-04 at 16.08.03

2 comments:

  1. ngữ pháp rất đầy đủ, dễ hiểu, mình lâu chưa học lại tiếng nga nên cấu trúc tính động từ hay bị quên. Cám ơn nhiều

    ReplyDelete

Copyright 2010© by Bạch Dương Không chỉ là ngôn ngữ, đó còn là một nền văn hóa

HOME | KHÓA HỌC | NGỮ PHÁP | BÀI HÁT NGA | KHÔNG GIAN NGA |