}
Chào mừng bạn đến với Trung tâm dạy tiếng Nga Bạch Dương - Giảng dạy tiếng Nga giao tiếp cho người mới bắt đầu, dạy kèm trực tiếp tại nhà học viên trong nội thành Hà Nội - Добро пожаловать в pусский учебный центр в Ханое

Thursday, October 30, 2014

Cách chia động từ thuộc nhóm I

Động từ nhóm I 
Bao gồm những động từ có thân từ nguyên thể, thời hiện tại và thời quá khứ trùng nhau, đồng thời cả ba thân từ đó đều kết thúc bằng một nguyên âm :

Nguyên thể : чита-ть теря-ть боле-ть ду-ть
Thời hiện tại : чита-ю теря-ю боле ду-ю
Thời quá khứ :чита-л теря-л боле-л ду
Phần lớn những động từ có tận cùng là –ать, -ять,- еть kiểu như читать, терять, болеть, cũng như những động từ дуть, гнить và những động từ phái sinh của nó đều thuộc nhóm 1.

1.Thời hiện tại và thời tương lai đơn giản của động từ nhóm 1 được cấu tạo theo cách sau : bỏ -ть đồng thời thêm vĩ tố : -ю, -ешь(-ёшь), -ем(-ём), -ете(-ёте), -ют
чита-ть : читаю, читаешь, читает, читаем, читаете, читают
теря-ть : теряю, теряешь, теряет, теряем, теряете, теряют
Trọng âm luôn ở thân từ. Trường hợp ngoại lệ ở đây là động từ гнить và các động từ phái sinh của nó, trong đó trọng âm rơi vào vĩ tố.

2.Thời quá khứ được cấu tạo bằng cách thêm vào thân từ nguyên thể tiếp vị ngữ thời quá khứ  và vĩ tố giống:

Читать он читал, она читала, они читали
Болеть : он болел, она болела, они болели
3.Hình thái bị động của động từ hoàn thành thể được cấu tạo :

  • Từ những động từ có tận cùng là -атьять nhờ tiếp vị ngữ -н đồng thời trọng âm chuyển dịch về phía trước một âm tiết :
Прочитать прочитан, прочитана, прочитано, прочитаны
  • Từ những động từ có tận cùng là –еть, -уть nhờ tiếp vị ngữ -т :
Согреть : согрет,согрета
Сдуть сдут, сдута
4.Thức mệnh lệnh được cấu tạo từ ngôi thứ 2 số ít nhờ -й :
Чита-ешь : читай
Гре-ешь : грей
Ду-ешь : дуй

Wednesday, October 29, 2014

Cách chia động từ thuộc nhóm VII

Động từ nhóm VII trong tiếng Nga
Nhóm VII bao gồm động từ được gọi là động từ bất quy tắc, bao gồm :

Những động từ thân từ có hiện tượng chuyển đổi âm đặc biệt (không phổ cập) :

Thí dụ: понять – пойму, лгать – лгу, лжёшь;

- Những động từ có vĩ tố đặc biệt :
Thí dụ: хотеть – хочешь, хотим; дать – дам, дашь

Những động từ trong hệ hình có các gốc từ khác nhau :
Thí dụ: идти, иду, nhưng: шёл.

Hình thái bị động hoàn thành thể của động từ nhóm VII
:
Hình thái bị động hoàn thành thể của các động từ thuộc nhóm VII được cấu tạo từ thân từ nguyên thể:
1) Nhờ tiếp vĩ ngữ  đối với những động từ phái sinh của брать, звать, слать, дать:


собра-ть________созва-ть___________высла-ть___________пода-ть
собрай__________созван_____________выслан____________подан

2) Nhờ tiếp vị ngữ  đối với tất cả các động từ khác,trừ các động từ kiểu пройти, съесть:


нача-ть______спе-ть________ приня-ть_________смоло-ть
начат_______спет __________принят___________смолот

Cách chia động từ thuộc nhóm VI

Động từ nhóm VI trong tiếng Nga
Các động từ nhóm VI ở dạng nguyên thể có tận cùng –чь thuộc nhóm VI, thí dụ: печь, стричь, помочь; đồng thời dạng nguyên thể không có tiếp vị ngữ đặc biệt (nghĩa là phụ âm tận cùng của động từ nguyên thể thuộc vào thân từ).


1. Thời hiện tại và tương lai đơn giản:


Thời hiện tại và tương lai đơn giản của động từ thuộc nhóm VI được cấu tạo từ các vĩ tố - у, -ешь(-ёшь), -ет(-ёт), -ем(-ём), -ут: 
печь____ стри-чь_____мочь
пеку ____стригу _____ могу
печёшь__стрижёшь__ можешь
a) Trọng âm có thể:
  • Luôn ở vĩ tố (ở phần lớn các động từ): жечь, жгу, жжёшь;
  • Di động: ở ngôi thứ I số ít trọng âm rơi vào vĩ tố, ở các hình thái khác trọng âm rơi vào thân từ: помочь,помогу, nhưng: поможешь.
b) Chuyển đối âm:

ở ngôi thứ I số ít và ngôi thứ III số nhiều có hiện tượng chuyển đổi âm:
ч: г : ж __печь пеку, печёшь....пекут
ч: к: ч ___ мочь – могу, можешь...могут

  • Hiện tượng chuyển đổi âm ч: к: ч ~лечь (влечь, облечь ...), печь~речь (обреч...), сечь, течь, волочь, толочь và những động từ phái sinh của chúng.
  • Hiện tượng chuyển đổi âm ч: г : ж xảy ra ở thân từ của các động từ беречь,стеречь, жечь, ~ прячь (запрячь, впрячь), стричь, мочь.
2. Thời quá khứ:

Các động từ thuộc nhóm VI ở tận cùng thân từ có cùng một phụ âm như ở ngôi thứ I số ít; ở hình thái giống đực không có tiếp vị ngữ -л, ngoài ra ở gốc từ có hiện tượng chuyển đổi âm -е: ё:
пе-чь_____ помо-чь______стричь
пеку______ помогу______стригу
пёк_______ помог______ стриг
пекла______помогла____стригла
пекло______помогло____стригло
пекли______ помогли____стригли 
3. Hình thái bị động hoàn thành thể:

Hình thái bị động hoàn thành thể được cấu tạo ừ ngôi thứ II số ít nhờ tiếp vị ngữ-ен, ён :
испеч-ёшь________постриж-ёшь_______ зажж-ёшь
испечён__________пострижен_________зажжён
испечена_________пострижена________зажжена
4. Thức mệnh lệnh:

Thức mệnh lệnh được cấu tạo từ ngôi thứ I số ít nhờ vĩ tố :

пек-у________помаг-у
пеки________помоги


Trường hợp ngoại lệ: động từ лечь - ляг 

Cách chia động từ thuộc nhóm V trong tiếng Nga

Động từ nhóm V trong tiếng Nga
Nhóm V bao gồm những động từ có tận cùng bằng зть, -стьсти.


1. Thời hiện tại và thời tương lai đơn giản :
Thời hiện tại và thời tương lai đơn giản của các động từ thuộc nhóm V được cấu tạo bằng cách sau:
  • Bỏ các tận cùng: -ть, -ти
  • Thêm các vĩ tố: -у, -ёшь, -ёт, -ёте, -ут
нес-ти__ грыз-тьнесу ____грызу
несёшь _ грызёшь

Trường hợp ngoại lệ: các động từ лезть và сесть và những động từ phái sinh của chúng có trọng âm ở thân từ.
Chuyển đổi âm ở thân từ thời hiện tại:

c: д_ вести – веду, ведёшьмести – мету, метёшь
с: т _ плести – плету, плетёшьцвести – цвету, цветёшь
с: б_ грести – гребу, гребёшьскрести – скребу, скребёшь
с: н_ клясть – кляну, клянёшь

Các động từ нести, плести, трясти và những động từ phái sinh của chúng không có hiện tượng chuyển đổi âm ở thân từ.


2. Thời quá khứ :

Các động từ không có chuyển đổi âm phụ âm ở thời hiện tại ( kiểu như нести прясти, лезть ) không có tiếp vĩ ngữ -л ở hình thái giống đực:

нес-ти_ спас-ти_ тряс-ти _лезть
нёс ____спас ____ трясла__ лезла
несла__ спала ___трясла __лезла
несло _ спало ___ трясло _ лезло
несли _ спали ___трясли_ лезли


Các động từ có chuyển đổi âm ở thời hiện tại, sang thời quá khứ mất с ở thân từ nguyên thể; ở hình thái giống đực có hiện tượng chuyển đổi âm е : ё ( trừ động từ сесть ):

вести __мес-ти __украс-ть__ сес-ть
вёл_____ мёл ____ украл _____ сел
вела ____мела ___украл _____ села
вело____ мело ___ украло____ село
вели ____мели___ украли ____сели

3. 
Hình thái bị động hoàn thành thể :
Hình thái bị động hoàn thành thể được cấu tạo từ thân từ thời tương lai nhờ tiếp vị ngữ -ён, -ен:

принес-у́ ____довед-у____ украд-у___ прочт-у
принесён ___ доведён___ украден ___прочтён
принесена __ доведена__ украдена __прочтена


Trường hợp ngoại lệ: động từ проклясть – проклят.


4. Thức mệnh lệnh :

Thức mệnh lệnh được cấu tạo từ hình thái ngôi thứ 2 số ít nhờ vĩ tố -и:
нес-ёшь __вед-ёшь __греб-ёшь
неси _____веди_____ греби


Trường hợp ngoại lệ:

лезть ____сесть
лез-ешь__ сяд-ешь
лезь _____сядь

Tuesday, October 28, 2014

Cách chia động từ thuộc nhóm IV

Nhóm IV bao gồm tấy cả các động từ có tiếp vị ngữ - ова-, -ева-. Thí dụ: требовать, нарисовать, воевать.
1. Thời hiện tại và tương lai đơn giản:


Thời hiện tại và tương lai dơn giản của các động từ thuộc nhóm IV được cấu tạo theo cách sau: các tiếp vị ngữ -ова-, -ева- được thay thế bằng các tiếp vị ngữ -у-, -ю- đồng thời các tiếp vĩ tố -ю,-ешь (-ёшь), -ет (-ёт), -ем (-ём), -ете (ёте), -ют:
треб-овать воевать
треб-у-ю во-ю-ю
треб-у-ешь во-ю-ешь


Trọng âm có thể:
a. Luôn ở thân từ:
  • Nếu trọng âm ở động từ nguyên thể rơi vào gốc từ, thì nó đứng luôn tại vị trí đó trong tất cả các hình thái:требовать – требую, требуешь...
  • Nếu trọng âm của động từ nguyên thể rơi vào tiếp vị ngữ -ова-, thì ở thời hiện tại nó chuyển dich và rơi vào tiếp vị ngữ -у-: рисовать – рисую, рисуешь....
b. Luôn ở vĩ tốковать – кую, куёшь....

Số lượng động từ có trọng âm ở vĩ tố không nhiều: жевать, клевать, ковать, плевать, сновать, совать và những động từ phái sinh của chúng.
2. Thời quá khứ:


Thời quá khứ được cấu tạo giống như các động từ thuộc nhóm I II:

нарисова-ть требова-ть организова-ть
нарисовал требовал организовал
3. Hình thái bị động của động từ hoàn thành thể:

Hình thái bị động của động từ hoàn thành thể được cấu tạo từu thân từ nguyên thể nhờ tiếp vị ngữ -н, đồng thời trọng âm chuyển dịch về phía trước một âm tiết:

нарисова-ть завоева-ть
нарисован завоеван

4. Thức mệnh lệnh số ít có tận cùng bằng -й:


рису-ешь требуешь организу-ешь
рисуй требуй организуй

Monday, October 27, 2014

Cách chia động từ thuộc nhóm III

Nhóm III bao gồm những động từ mà thân từ thời hiện tại của chúng bị mất nguyên âm tận cùng của thân từ nguyên thể, còn thân từ thời quá khứ của một số động từ mất tiếp vị ngữ -ну- của thân từ nguyên thể:
Nguyên thể: тяну-ть окрепну-ть
Thời hiện tại: тян-у окрепн-у
Thời quá khứ: тяну-л окреп
Tất cả các động từ tận cùng bằng –нуть ( вернуть, покинуть); -еять, -аять ( смеяться, таять); -оть ( trừмолоть), thí dụ như бороться; hai động từ có tận cùng bằng –итьошибиться, стелить và những động từ phái sinh của chúng, cũng như một số động từ tận cùng bằng –атьжаждать, колебаться, плакать, прятать, резать, ждать, рвать, искать, шептать, và những động từ phái sinh của chúng đều thuộc nhóm III.
1. Thời hiện tại và tương lai đơn giản :

Động từ nhóm III thời hiện tại và tương lai đơn giản được cấu tạo theo cách sau: bỏ -уть, -оть, -ять, -еть, -ить đồng thời thêm vĩ tố: -у(-ю), -ешь(-ёшь), -ет(-ёт),-ем(-ём), -ете(ёте), -ут(-ют):

покин-уть гн-уть се-ять
покину гну сею
покинешь гнёшь сеешь

a. Trọng âm có thể:

  • Luôn ở thân từ: покину, покинешь.....
  • Luôn ở vĩ tố: согну, согнёшь.....
  • Di động: ở ngôi thứ I số ít trọng âm rơi vào vĩ tố, còn ở các hình thái khác rơi vào thân từ: тяну: nhưng тянешь, тянет.
b. Chuyển đổi âm :
Ở tất cả các hình thái thời hiện tại của động từ tận cùng bằng –ать có chuyển đổi âm phụ âm:

б : бл колебаться – колеблюсь, колеблешься
п : пл трепать – треплю, треплешь
м : мл дремать – дремлю, дремлешь
ст : щ блестеть – блещу, блещу, блещешь
т : щ скрежетать – скрежещу, скрежещешь
ск : щ искать – ищу, ищешь
з : ж сказать – скажу, скажешь
с: ш писать – пишу, пашешь(trừ сосать)
х: ш пахать – пашу, пашешь
к: ч плакать – плачу, плачешь (trừ ткать)
т: ч хохотать – хохочу, хохочешь
2. Thời quá khứ :
Thời quá khứ của đa số các động từ thuộc nhóm III được cấu tạo giống như của các động từ thuộc nhóm I và nhom II:
покину-ть коло-ть писа-ть блесте-ть
покинул колол писал блестел


Trường hợp ngoại lệ:
 một số động từ có tận cùng bằng –нуть và động từ сшибить; một số động từ có động từ bằng -нуть ( воздвигнуть, вторгнуться, достигнуть, исчезнуть, погибнуть, привынуть, сохнуть ) mất tiếp vị ngữ -ну- và mất tiếp vị ngữ -л- ở giống đực.
Thí dụ:
Nguyên thể: сохнуть погибнуть исчезнуть
Thời quá khứ: сох погиб исчез
сохла погибла исчезла
сохло погибло исчезло
сохли погибли исчезли


Một số nhỏ các động từ có thể vẫn giữ tiếp vị ngữ -ну- ở giống đực:
Nguyên thể: крепнуть повиснуть поникнуть 
Thời quá khứ: креп và крепнул повис và повиснул поник và понукнул
крепла повисла поникла
крепло повисло поникло
крепнули повисли понукли
3. Hình thái bị động của động từ hoàn thành thể thuộc nhóm III:
Hình thái bị động của động từ hoàn thành thể thuộc nhóm III được cấu tạo từ thân từ nguyên thể:
aCó tận cùng bằng –нуть, -оть nhờ tiếp vị ngữ -т:

покину-ть расколо-ть
покинут расколот

b. Có tận cùng bằng –ать nhờ tiếp vị ngữ -н:

написа-ть сорва-ть посея-ть
написан сорван посеян

4. Thức mệnh lệnh
:
Thức mệnh lệnh được cấu tạo từ ngôi số 2 số ít bằng 3 phương pháp sau tùy thuộc vào đặc tính của trọng âm và phụ âm tận cùng của thân từ.
a. Trọng âm luôn ở thân từ:

  • Nếu như thân từ kết thúc bằng một phụ âm hoặc nếu như trọng âm rơi vào âm tiết cuối của thân từ, thì thức mệnh lệnh số ít của động từ không có vĩ tố:
жар-ишь говор-ишь
жарь готовь

  • Nếu như thân từ kết thúc bằng hai phụ âm hoặc nếu như trọng âm rơi vào âm tiết đầu của động từ có nhiều âm tiết, thì thức mệnh lệnh số ít của động từ có tận cùng bằng -й:
говор-ишь уч-ишь
говори учи

b. Nếu như trọng âm luôn ở vĩ tố hoặc trọng âm di động, hình thức mệnh lệnh số ít của động từ kết thúc bằng...:

c. Nếuthân từ tận cùng bằng một nguyên âm, hình thức mệnh lệnh số ít của động từ kết thúc bằng -й:
стоишь строишь
стой строй

Sunday, October 26, 2014

Cách chia động từ thuộc nhóm II

Động từ nhóm 2 bao gồm những động từ có thân từ nguyên thể và thời quá khứ trùng nhau, còn thân từ hiện tại (tương lai đơn giản) bị mất nguyên âm tận cùng của thân từ nguyên thể.
Nguyên thể : говори-ть слыша-ть смотре-ть
Thời hiện tại : говор-ю слыш-у смотр-ю
Thời quá khứ : говори-л слыша-л смотре-л

Phần lớn những động từ có tận cùng là –ить như говорить cũng như một nhóm nhỏ có động từ có tận cùng là-ать, -ять, -еть thuộc nhóm II : дышать, бояться, висеть, держать, видеть, стоять
1.Thời hiện tại và tương lai đơn giản của động từ nhóm II được cấu tạo theo cách sau :bỏ -ить -ать, -ять, -еть đồng thời thêm vĩ tố -ю(у), -ишь,-ит, -им, -ите, -ят(ат)
Trọng âm có thể :
-Luôn ở thân từ: жарю, жаришь...
-Luôn ở vĩ tố: говорю, говоришь...
-Di động : ở ngôi thứ nhất số ít trọng âm rơi vào vĩ tố còn ở các hình thái khác lại rơi vào thân từ учу- учшь, учит

Chuyển đổi âm : ở ngôi thứ nhất số ít thường có chuyển đổi âm phụ âm
Б:бл любить – люблю, любишь...
П:пл купить – кублю,куришь...
В:вл готовить – готовлю, готовишь...
М:мл кормить – кормлю, кормишь...
Ф:фл графить – графлю, графишь...
Д: ж ходить – хожу, ходишь...
Д:ж:жд освободить – освобожу, освободишь, освобождён
З:ж возить – вожу, возишь
С:ш спросить – спрошу, спросишь
Т:ч ответить – отвечу, ответишь
Т:щ запретить – запрещу, запретишь
Ст:щ простить – прощу, простишь

2.Thời quá khứ được cấu tạo giống như những động từ ở nhóm I.
3.Hình thái bị động của động từ hoàn thành thể được cấu tạo :
-Từ thân từ thời tương lai của động từ nguyên thể có tận cùng là –ить, -еть nhờ tiếp vĩ –ен hoặc –ён (nếu như trọng âm luôn ở vĩ tố)
Поджарить : поджарен
Приготовить : приготовлен
Укрепить : укреплён

-Từ thân từ của động từ nguyên thể có tận cùng là-ать nhờ tiếp vị ngữ -н :
Услышать - усдышан
Thức mệnh lệnh được cấu tạo từ ngôi thứ 2 số ít bằng 3 phương thức sau tùy thuộc vào đặc tính của trọng âm và phụ âm tận cùng của thân từ :

a)Trọng âm luôn ở thân từ :

-Nếu như thân từ kết thúc bằng một phụ âm và trọng âm rơi vào âm tiết cuối từ thì thức mệnh lệnh số ít của động từ không có vĩ tố : жаришь – жарь, готовишь - готовь

-Nếu như thân từ kết thúc bằng 2 phụ âm hoặc nếu như trọng âm rơi vào âm tiết đầu của động từ có nhiều âm tiết thì thức mệnh lệnh số ít của động từ có tận cùng bằng -ичистишь – чистимусоришь - мусори

b)Nếu như trọng âm luôn ở vĩ tố hoặc trọng âm di động thì thức mệnh lệnh của động từ kết thúc bằng -и : говоришь – говори, учишь – учи

c)Nếu thân từ tận cùng bằng một nguyên âm, thì thức mệnh lệnh số ít của động từ có tận cùng bằng –й : стоишь – стой, строишь - строй

Friday, October 24, 2014

Khóa học tiếng Nga giao tiếp

https://www.youtube.com/channel/UCRGkD3kDg-o-u8h5dVrl7Uw
https://www.youtube.com/channel/UCRGkD3kDg-o-u8h5dVrl7Uw


Nội dung khóa học tiếng Nga giao tiếp:
- Giáo trình: Tiếng Nga cho mọi người -  Pусский язык для всех
- Học từ vựng, ngữ pháp, luyện nghe-nói-đọc-viết
- Thời gian học: 06 tháng ( trong đó: 03 tháng học cơ bản + 03 tháng học nâng cao)

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
  Hotline: 0903 404 620
  Email: tiengngabachduong@gmail.com

Wednesday, October 22, 2014

Thầy giáo Phan Văn Bích – “kẻ hợp lưu văn hóa”

Mặc dù sinh ra và lớn lên trên miền đất Bình Định giàu truyền thống võ nghệ “trai thì múa võ, gái đi quyền thề”, cuộc đời đã hướng tuổi thơ của Phan Văn Bích đến với những làn điệu dân ca, điệu hò truyền thống. Ngay từ hồi còn nhỏ, Phan Văn Bích đã thuộc lòng và có thể nghêu ngao được khá nhiều câu hát bài chòi.
Tập kết ra Bắc, Phan Văn Bích cùng lứa học sinh miền Nam thuở ấy, được tham gia lao động sản xuất cùng những người nông dân cần lao, chất phác, và tham gia văn nghệ cùng họ trong thời gian nông nhàn, càng thúc đẩy chàng trai Bình Định đến gần hơn với âm nhạc. Những làn điệu dân ca thuở nào thấm dần như dòng nhựa sống cứ âm thầm chảy trong cây cho ngày bói quả. 19 tuổi, chàng trai này đã đánh dấu cái duyên khởi đầu sáng tác âm nhạc của mình với ca khúc Miền Nam ơi, chúng con đây!, nhân hưởng ứng lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Hồ Chủ Tịch năm 1967, được nhạc sỹ Thuận Yến có lời khen ngợi khi có dịp xem bản nhạc chép trong sổ tay.
Thế rồi vào đại học, Phan Văn Bích may mắn có cơ hội sang Liên Xô học tập tại trường Đại học tổng hợp Roxtop – trên Sông Đông, trong thời gian khá dài, để trở thành cử nhân ngữ văn. Một lần nữa, thông qua ngôn ngữ, nghệ thuật và văn hóa Nga lại thấm đẫm tâm hồn vốn đa cảm của chàng sinh viên trẻ tuổi này. Trong thời gian này, Phan Văn Bích đã học thêm chuyên ngành 2 khoa âm nhạc trường Đại học Văn hóa thành phố Roxtop – trên Sông Đông, được phó giáo sư người Nga A.A Diprop trực tiếp hướng dẫn, và cùng tham gia những hoạt động biểu diễn. Bên cạnh việc không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, niềm say mê âm nhạc đã sớm mang lại cho Phan Văn Bích chút thành công nhỏ vào năm 1985 - đoạt giải người hát hay nhất trong cuộc thi “Người nước ngoài trình diễn bài hát Nga”.
Trở về nước, nhận công tác giảng dạy tiếng Nga tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội), trên bục giảng, Phan Văn Bích say sưa truyền thụ những kiến thức và văn hóa Nga thông qua những bài thơ, những câu chuyện hài hước hoặc những bài hát truyền thống của Nga, khiến cho không khí học tập luôn sôi nổi, hứng thú. Trong ký ức của nhiều thế hệ sinh viên ngoại ngữ, hình ảnh của thầy Phan Văn Bích luôn gắn liền với cây đàn ghi ta trên lưng và chiếc mũ phớt trên đầu. Giờ giải lao giữa tiết hoặc cuối buổi học, sinh viên thường xúm quanh để được nghe ông nhiệt tình vừa đàn vừa hát những ca khúc mà ông mới sáng tác.
Và sau này, khi đã nghỉ hưu, ông mới thực sự có thời gian trải lòng với âm nhạc. Bên cạnh việc sáng tác, Phan Văn Bích còn thường xuyên xuất hiện trong các chương trình biểu diễn cũng như những hoạt động văn hóa xã hội trên các phương tiện truyền thông. Đặc biệt, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã chính thức mời ông dạy những bài hát Nga cho người yêu nhạc Nga vào thứ tư hằng tuần. Dưới sự bảo trợ của Trung tâm KH- VH Nga, nhóm nhạc Bạch Dương do ông phụ trách đã hình thành. Được biết, trước đây nhiều người từng bất ngờ khi thấy con em của người Nga học tiếng mẹ đẻ qua thơ viết bằng tiếng Nga của nhà thơ Nga gốc Việt Lê Văn Nhân, thì nay chúng ta càng trân trọng và cảm động hơn, khi gặp trường hợp hai vợ chồng người Nga, cứ cuối tuần lại từ Hải Phòng lên Hà Nội để nhờ nhạc sỹ Phan Văn Bích dạy bài hát tiếng Nga mà do chính người cha của ông, từng là người lính tham gia chiến tranh, viết tiếp lời 2 đáp lại bài hát nổi tiếng Nơichiến hào (lời A.Xurcop, nhạc K.Listop).
Tính đến nay, thầy giáo Phan Văn Bích đã có hàng trăm ca khúc với nhiều đề tài phong phú. Riêng mảng nhạc mang âm hưởng Nga, phổ trên nền thơ của một số nhà thơ Nga nổi tiếng, được nhiều người biết đến như Tôi nhớ (thơ X. Exenhin), Tỉnh Mộng (thơ A.X.Puskin), Hoài niệm (thơ Ana Akhomatova) vv…Có thể nói rằng,  thầy giáo Phan Văn Bích là người Việt viết nhạc mang âm hưởng Nga nhiều nhất. Mảng nhạc mang âm hưởng Việt của ông cũng khá độc đáo, một số ca khúc được khán giả yêu thích như Đêm Hội An (thơ Nghiêm Nhan), Đêm trăng hạ huyền (thơ Đặng Hữu Hưng), Vẫn dòng sông xưa (thơ Hoàng Gia Cương) hay Anh về theo mùa gặt (thơ Ngọc Chính) từng đoạt giải thưởng khán giả bình chọn, do ban tổ chức cuộc thi “Giai điệu trái tim” – Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng năm 2000. Ngoài ra những ca khúc song ngữ mang âm hưởng “hợp lưu” Nga – Việt, ví như bài Mơ mùa thu Hà Nội (thơ Đào Thị Côi, Lê Đức Mẫn), Có một nàng dâu Nga…đã không ít lần đánh thức trong lòng khán giả Nga nỗi nhớ quê hương da diết, có người cảm động đến rơi nước mắt.
Là người con đất Việt gắn bó với thủ đô nhiều năm, được chứng kiến những bước chuyển mình của lịch sử, được nghe hàng nghìn ca khúc từng viết về Hà Nội rất thành công,  thầy giáo Phan Văn Bích vẫn muốn gửi gắm tình cảm và thử sức mình với đề tài này. Nổi bật trong chùm 5 ca khúc viết về Hà Nội, phải kể đến nhạc phẩm Hà Nội trong tôi (thơ Nguyễn Huy Hoàng), với giai điệu da diết, sâu lắng đầy tâm trạng, mang phức cảm đan xen giữa hoài niệm xưa cũ lẫn nhịp sống hối hả, vui tươi của thời đại mới.
 Cái tứ của ca khúc thật đáng yêu, tường chừng như phi lý: Đứng giữa Hà Nội mà lòng cứ không nguôi nhớ về Hà Nội! Với nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng, ẩn sâu trong cảm xúc về vẻ đẹp thâm trầm và hiện đại của Hà Nội, là một nỗi đau có thực của tác giả “Chỉ dòng nước Sông Hồng là vẫn thế/ Sóng vô tình xoáy vào nỗi riêng tôi…”. Phải chăng nỗi đau mà nhà thơ phải gánh chịu chính là ông bị thất lạc đứa con gái bé bỏng ngay tại quê hương thứ hai - nơi mà ông đã học tập và thành danh như ngày nay.
Quá trình hoạt động sáng tác âm nhạc cũng như truyền bá văn hóa Nga – Việt, trong con mắt của nhiều người, thầy giáo Phan Văn Bích đã trở thành “Kẻ hợp lưu văn hóa” đúng như lời nhận xét của ngài A. Iu. Lavrenev , tham tán Đại sứ quán LB Nga tại Việt Nam, trong thư cảm ơn viết: “…Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, tình yêu nước Nga và sự nhiệt tình của Ông và các đồng nghiệp Việt Nam không chỉ là minh chứng cho tình cảm hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Nga, mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và có ảnh hưởng lớn đến tầng lớp thanh niên…”

Dưới đây là một trong những sáng tác của thầy Phan Văn Bích. Bài hát " Mãi mãi tiếng Nga cùng ta- С НАМИ РУССКИЙ ЯЗЫК"- một ca khúc trữ tình sâu lắng. Tôi thấy mình thật may mắn được là học trò của thầy, không chỉ được thầy dạy tiếng Nga mà còn được thầy truyền cảm hứng nuôi dưỡng tình yêu gắn bó với nước Nga thân thương. 
Lời Nga:
Повсюду учат кто английский,кто французский
А мы с большой отрадой учим русский
Завущий на свершения язык
Изящный меткий Пушкина язык.
Российский уголок увидишь во Вьетнаме
Побыв на фабриках и в школах с нами
Кругом звучат любимые слова:
Россия- Дружба- Счастье-Мир- Москва
Припев: На свете нет родного языка дороже
Но нам язык России и мил и близок тоже
Делился горем он с нами строил города
Расстаться с ним не можем никогда
Расстаться с русским языком
Не можем никогда.

Lời Việt:
1.Kìa ai đang say sưa theo tiếng Anh hay là theo tiếng Pháp
Con tôi yêu say tiếng Nga như cuộc đời tha thiết
Giục ta đi xây tương lai sáng ngời uớc mơ
Yêu sao câu thơ ngân nga thắm tình Puskin
2.Bạn ơi khi sang thăm quê hương tôi tin rằng bạn sẽ thấy
Một không gian Nga thân thương dưới mái trường nơi xưởng máy
Từng âm thanh Nga vang lên theo nhịp trái tim ta:
Россия- Дружба- Счастье-Мир- Москва.
Khóa học 2001-2005, Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội
https://www.youtube.com/channel/UCRGkD3kDg-o-u8h5dVrl7Uw

Bài hát " Mãi mãi tiếng Nga cùng ta"- " С НАМИ РУССКИЙ ЯЗЫК"

1.Повсюду учат кто английский,кто французский
А мы с большой отрадой учим русский
Зовущий на свершения язык
Изящный меткий Пушкина язык.
2.Российский уголок увидишь во Вьетнаме
Побыв на фабриках и в школах с нами
Кругом звучат любимые слова:
Россия- Дружба- Счастье-Мир- Москва
Припев: На свете нет родного языка дороже
Но нам язык России и мил и близок тоже
Делился горем он с нами строил города
Расстаться с ним не можем никогда
Расстаться с русским языком
Не можем никогда.
Lời Việt:
1.Dù ai đang say sưa theo tiếng Anh hay là theo tiếng Pháp
Con tôi yêu say tiếng Nga như cuộc đời tha thiết
Giục ta đi xây tương lai sáng ngời uớc mơ
Yêu sao câu thơ ngân nga thắm tình Puskin
2.Bạn ơi khi sang thăm quê hương tôi tin rằng bạn sẽ thấy
Một không gian Nga thân thương dưới mái trường nơi xưởng máy
Từng âm thanh Nga vang lên theo nhịp trái tim ta:
Россия- Дружба- Счастье-Мир- Москва.


MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP DÙNG ĐT NGUYÊN DẠNG Ở THỂ HOÀN THÀNH

1. Kết hợp với надо не/нужно не…
- Завтра у него день рождения: надо не забыть купить ему подарок.
- Этот раз – наш последний шанс: нам надо не упустить.
          2. Kết hợp với các động từ успеть, удаться, суметь, смочь, забыть.
- Мы не успели вернуться домой в 11 часов.
- Не забудь выключить утюг.
- Как тебе удалось сдать экзамен по русскому языку?
  • СHÚ Ý: động từ chưa hoàn thành thể cùng cặp với những động từ trên (успевать, удаваться, забывать) có thể kết hợp với động từ nguyên dạng ở cả thể hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Он всегда успевал вернуться домой до 11 часов. = Он всегда успевал возвращаться домой до 11 часов.
- Мы часто забываем полить цветы. = Мы часто забываем поливать цветы.
          3. Kết hợp với нельзя mang ý nghĩ không thể thực hiện được hành động.
- В аудиторию нельзя войти: она закрыта на ключ.
  • Có thể nói не + ĐT hoàn thành thay thế có cấu trúc нельзя bên trên.
В аудиторию не войти: она закрыта на ключ.
          4. Kết hợp với разве можно với ý nghĩa nghi ngờ khả năng thành công của hành động
- Разве можно отлично сдать экзамен без подготовки.
  • CHÚ Ýразве можно có thể kết hợp với động từ nguyên dạng chưa hoàn thành thể mang ý nghĩa không ủng hộ thực hiện hành động đó.
- Разве можно учить язык только по книгам? (không ủng hộ chỉ học ngoại ngữ chỉ qua sách vở). ≠ Разве можно выучить язык только по книгам? (nghi ngờ chuyện học tốt ngoại ngữ chỉ qua sách vở)
           5. Мочь + động từ hoàn thành thể mang ý nghĩa cảnh báo, đề phòng chuyện không tốt xảy ra ( ошибиться, перепутать, простудиться, заболеть, устать, упасть, забыть, проспать, потерять, уронить, пролить, сломать, разбить, опоздать,…)
- Вы можете заблудиться в незнакомом городе.
- Вы до сих пор здесь? Ваше выступление будет через пару минуты, вы можете опоздать.
http://giasutiengngatainha.blogspot.com/

Saturday, October 18, 2014

Bài hát "Chiều Matxcơva" (Подмосковные Вечера)

"Chiều Matxcơva" đã ra đời như thế nào?
Chiều Moskva, hay Chiều ngoại ô Moskva, là tên một bài hát tiếng Nga (Подмосковные Вечера) rất trữ tình, nổi tiếng trong và ngoài nước Nga, được rất nhiều người Việt, nhất là ở miền Bắc Việt Nam biết và yêu thích.

https://www.youtube.com/channel/UCRGkD3kDg-o-u8h5dVrl7Uw
Chiều Moskva (khởi đầu, người ta đặt tên cho nó là Đêm Leningrad) do nhạc sĩ Vasili Solovyov Sedoi soạn nhạc, phần lời của Mikhail Matusovsky sáng tác là ca khúc được viết “theo đơn đặt hàng” cho một bộ phim tài liệu về một sự kiện thể thao lớn ở Liên Xô hồi cuối thập niên 50 thế kỷ 20.
Điều khá ngạc nhiên là chính nhạc sĩ cũng không ngờ bài hát của mình sau này sẽ nổi tiếng như thế. Vì không gửi tham gia Cuộc thi ca khúc quốc tế tại Liên hoan thanh niên và sinh viên quốc tế tổ chức tại Matxcơva mùa hè năm 1957, nên Soloviov Sedoi đã hết sức bất ngờ khi “Chiều ngoại ô Matxcơva” được Ban Giám khảo trao tặng giải nhất và Huy chương vàng. Sau Liên hoan, bài hát nhanh chóng lan truyền và được đông đảo khán giả yêu thích.
Chiều Moskva là một trong những ca khúc được đề nghị phát thanh nhiều nhất theo thư yêu cầu của thính giả Liên Xô trước đây. Từ năm 1964, giai điệu bài ca này được lấy làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Tin tức và Âm nhạc Mayak (Hải đăng) ở Liên Xô.
Năm 2004, ca sĩ người Bỉ Helmut Lotti đã gây ấn tượng với thế giới khi anh trình diễn bản tiếng Anh của ca khúc này, dưới tựa đề Moscow Nights, trong album From Russia With Love.
Khi về tới Việt Nam, Chiều Matxcơva đã trở thành bài hát Nga “đi cùng năm tháng” cùng với những tình khúc nổi tiếng khác như Kachiusa, Triệu bông hồng, Kalinka v.v... Chiều Moskva đã gắn bó với tên tuổi các ca sĩ như: Trung Kiên, Quang Thọ, Quang Huy...
Lời Việt
Người đầu tiên dịch Chiều Moskva ra tiếng Việt là ông Vương Thịnh (1934-2010), nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam. Ông Vương Thịnh sinh năm 1934, quê tại Bắc Giang, ông là một trong hàng trăm học viên Việt Nam được học lớp Nga ngữ đầu tiên ở Moskva những năm 1954-1956. Sau khi từ Liên Xô trở về nước, Vương Thịnh đã tự dịch ca khúc Chiều Moskva đang nổi tiếng hồi đó ra tiếng Việt. Sau đó, ông còn cộng tác với Cao Thụy (sau là Đạo diễn điện ảnh) dịch tiếp ca khúc Đôi bờ. Bản dịch Chiều Mát-xcơ-va của ông (cùng bài hát “Đôi bờ”) được in thành tờ gấp khổ nhỏ, phát hành hàng ngàn bản ở miền Bắc Việt Nam và nhanh chóng được người yêu âm nhạc Việt Nam đón nhận.
Lời bài hát tiếng Việt:

Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu
Hỡi em! Thấu chăng tình trong lòng bao trìu mến
Mátxcơva bên chiều vắng thanh bình
Hỡi em! Thấu chăng tình trong lòng bao trìu mến
Mátxcơva bên chiều vắng thanh bình

Dòng sông nước nhẹ trôi xuôi về phía chân trời
Màn đêm lung linh sáng ánh trăng soi
Vợi xa thoáng đưa về bao lời ca nồng ấm
Chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời
Vợi xa thoáng đưa về bao lời ca nồng ấm
Chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời

Kìa em ngước nhìn ai đôi màu mắt nâu huyền
Dường như bao lưu luyến mối tơ duyên
Sao không nói nên lời, trong lòng bao trìu mến
Matxcơva trong chiều vắng thanh bình!
Sao không nói nên lời, trong lòng bao trìu mến
Matxcơva trong chiều vắng thanh bình!

Lời bài hát tiếng Nga
Не слышны в саду даже шорохи
Всё здесь замерло до утра
Если б знали вы, как мне дороги
Подмосковные вечера.
Если б знали вы, как мне дороги
Подмосковные вечера.
Речка движется и не движется,
Вся из лунного серебра.
Песня слышится и не слышится
В эти тихие вечера
Песня слышится и не слышится
В эти тихие вечера.
Что ж ты милая, смотришь искоса,
Низко голову наклоня?
Трудно высказать и не высказать
Bсё, что на сердце у меня.
Трудно высказать и не высказать
Bсё, что на сердце у меня.
А рассвет уже всё заметнее
Так, пожалуйста, будь добра!
Hе забудь и ты эти летние
Подмосковные вечера!
Hе забудь и ты эти летние
Подмосковные вечера!


Một số hình ảnh về Chiều Matxcơva:








 











Copyright 2010© by Bạch Dương Không chỉ là ngôn ngữ, đó còn là một nền văn hóa

HOME | KHÓA HỌC | NGỮ PHÁP | BÀI HÁT NGA | KHÔNG GIAN NGA |