}
Chào mừng bạn đến với Trung tâm dạy tiếng Nga Bạch Dương - Giảng dạy tiếng Nga giao tiếp cho người mới bắt đầu, dạy kèm trực tiếp tại nhà học viên trong nội thành Hà Nội - Добро пожаловать в pусский учебный центр в Ханое

Thursday, November 21, 2013

THỂ CỦA ĐỘNG TỪ – ВИДЫ ГЛАГОЛОВ

1. Khái niệm chung về thể động từ:        
Động từ trong tiếng nga dựa vào ý nghĩa của hành động mà được chia ra làm 2 loại: động từ chưa hoàn thành thể (CHT) và động từ hoàn thành thể (HT). Ý nghĩa khái quát của ĐT CHT là nêu tên hành động hoặc quá trình của hành động, còn ĐT HT chỉ kết quả của hành động hoặc hành động chỉ xảy ra 1 lần. Hầu hết các động từ đều tồn tại thành các cặp CHT-HT.
Ví dụ:
Читать(CHT) – прочитать (HT)            
Просматривать (CHT) – просмотреть (HT)            
Вставать (CHT) – встать (HT)          
Tuy nhiên, vẫn có 1 số ít động từ chỉ tồn tại ở dạng CHT hoặc chỉ HT, ví dụ:
- ĐT chỉ ở dạng CHT: бояться, принадлежать, разгуливать, разговаривать, сожалеть, напевать, поглядывать, руководить,…
- ĐT chỉ ở dạng HT: заиграть, пойти, очутиться, наговориться, посидеть, очнуть, полежать, …      
ĐT CHT được sử dụng ở cả 3 thì QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI (PHỨC)        
ĐT HT được sử dụng chỉ ở QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI (ĐƠN GIẢN)
2. Cách cấu tạo ĐT HT và ĐT CHT (thường gặp):        
          2.1. Cấu tạo ĐT HT:    
а)  Tiền tố + ĐT CHT. Các tiền tố:  на-, по-, с-, ис-, у-, за-, рас-, …
Ví dụ: писать – написать , смотреть – посмотреть , делать – сделать , печь – испечь , видеть – увидеть , болеть – заболеть , сердиться – рассердиться , смеяться – засмеяться,…
Chú ý: không phải tất cả các ĐT CHT đều kết hợp được với tất cả các tiền tổ kẻ trên.
б) 1 số ĐT CHT có hậu tố -a-, khi sang dạng HT -a- →- и-:
Ví dụ: решать – решить , кончать – кончить  , покупать – купить , объяснять – объяснить
в) Thêm hậu tố -ну-:
Ví dụ: промокать – промокнуть , подсыхать – подсохнуть , касаться – коснуться,…        
2.2. Cấu tạo ĐT CHT:  ĐT HT + hậu tố (-ива-, -ыва-, -ва-, -ева-)
Ví dụ: переписать – переписывать, спросить – спрашивать, передать – передавать, продлить – продлевать,…        
2.3. Một số trường hợp đặc biệt:
Брать – взять                      Класть – положить
Искать – найти                       Говорить – сказать
Ловить – поймать                 Садиться – сесть
Ложиться – лечь                    Возвращать – вернуть    
3. Cách ý nghĩa của động từ hoàn thành thể và chưa hoàn thành thể ở các thời:16
bảng 1
* CHÚ Ý: Phân biệt các trường hợp sau:
1. Hành động xảy ra trong 1 khoảng thời gian xác định, nhưng không rõ đã hoàn thành (xong) hay chưa thì ta dùng ĐT CHT với đơn vị chỉ thời gian không có giới từ. Ví dụ: я делал эту задачу 15 минут. (xem bảng 1)
2. Hành động có kết quả xảy ra 1 lần trong 1 khoảng thời gian nào đó thì ta dùng ĐT HT với giới từ ЗА chỉ khoảng thời gian hoàn thành hành động. Ví dụ: вчера я сделал эту задачу за 15 минут. (xem bảng 1).
3. Hành động được lặp đi lặp lại nhưng cũng nhắc đến kết quả của hành động thì ta dùng ĐT CHT với giới từ ЗА chỉ khoảng thời gian. Ví dụ: я часто делала такие задачи за 15 минут.
17
bảng 2
21
bảng 3
18
bảng 4
19
bảng 5
20
 bảng 6

No comments:

Post a Comment

Copyright 2010© by Bạch Dương Không chỉ là ngôn ngữ, đó còn là một nền văn hóa

HOME | KHÓA HỌC | NGỮ PHÁP | BÀI HÁT NGA | KHÔNG GIAN NGA |